Tranh luận Tập tính vị tha

Theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, thành công về mặt di truyền của bất kỳ động vật nào cũng được đo bằng số lượng con mà nó nuôi được để truyền lại ADN được gọi là sự thành công sinh sản. Tuy nhiên, có nhiều cá thể trong loài lại hy sinh cơ hội có con để nuôi nấng, chăm sóc và bảo vệ con cái của đồng loại, điều này được lý giải rằng hành vi giúp họ hàng nuôi con sẽ cho phép kẻ giúp đỡ gián tiếp truyền gene cho thế hệ sau, bởi vì giữa các cá thể có nhiều gene giống nhau, cách giải thích này chỉ đúng đối với những côn trùng sống cộng đồng như ong mậtong bắp cày, còn đối với động vật có xương sống thì khó có thể chấp nhận. Ong thợ là nhân bản vô tính của ong chúa, nhưng lại không có khả năng sinh sản, như vậy, chúng chỉ có thể truyền gene của mình qua con cháu của ong chúa.

Còn chim muông và động vật có vú thì khác, bởi vì chúng hoàn toàn có thể sinh sản. Bởi vậy, khi giúp đỡ đồng loại, chúng phải chấp nhận hy sinh và sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Những người phản bác thuyết chọn lọc họ hàng lại cho rằng, động vật có xương sống được lợi theo cách khác, thông qua việc giúp đỡ đồng loại, chúng có thể học được những kỹ năng cần thiết cho việc nuôi con sau này, tránh khỏi bị thú dữ ăn thịt, nâng cao vị thế của bản thân nó trong cộng đồng bầy đàn, tăng cường tình đoàn kết, cảm mến và sẽ giúp nó sau này dễ dàng tìm được bạn tình (ví dụ như hành vi nhường phần mồi hoặc thức ăn kiếm được của con đực cho con cái (con mái) sẽ giúp cho nó dễ dàng chiếm được tình cảm của con cái hơn (tập tính mến) để trở thành bạn tình của chính nó tương lai.

Liên quan